Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Nhu cầu uống sữa cho từng lứa tuổi

Trẻ 0-12 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn, bé 1-3 tuổi uống ít nhất 100 ml sữa mỗi ngày cùng với thức ăn nhiều canxi, người càng lớn tuổi thì nhu cầu sữa càng cao...

Sữa rất giàu vitamin A, vitamin B, vitamin D, canxi, protein, carbohydrate, phốt pho, magiê và kẽm. Theo các chuyên gia, mỗi nhóm tuổi có nhu cầu lượng sữa khác nhau.
nhu-cau-uong-sua-cho-tung-lua-tuoi

Ảnh: Boldsky. Boldsky chỉ ra lượng sữa cần tiêu thụ phù hợp với từng độ tuổi: 0-12 tháng Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa ngoài mà bú mẹ hoàn toàn.  1-10 tuổi Trẻ em 1-3 tuổi cần 360 mg canxi mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, ít nhất mỗi ngày bé uống khoảng 100 ml sữa và ăn 100-125 g sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát. Bé 4-10 uống 130-150 ml sữa là lý tưởng để đáp ứng 450-500 mg canxi mỗi ngày. 11-18 tuổi Để đáp ứng yêu cầu đủ canxi (khoảng 800-1.000 mg), trẻ nhóm tuổi 11-18 uống ít nhất 200-250 ml sữa mỗi ngày, ngoài ra nên dùng thêm các sản phẩm sữa khác như sữa chua (200 g) và pho mát (30-40 g). 19-50 tuổi Nhóm tuổi 19-50 nên uống khoảng 200 ml sữa mỗi ngày cùng với sản phẩm từ sữa khác như sữa chua (150 g) và pho mát (khoảng 30 g) để đáp ứng các yêu cầu canxi của cơ thể. Trên 50 tuổi Để được bổ sung canxi đầy đủ, những người trên 50 tuổi cần uống khoảng 200 ml sữa mỗi ngày cùng với sản phẩm từ sữa khác như sữa chua (150 g) và pho mát (30 g). Người trên 70 tuổi, lượng sữa cần phải được tăng lên khoảng 230-250 ml mỗi ngày. Lê Nga

Chế độ vàng giúp con tăng cân, thoát còi

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất. Mỗi bữa ăn kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm bột đường, đạm, béo và rau, trái cây.

Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng là hệ quả của việc cơ thể không cung cấp đủ năng lượng, thiếu hụt các dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng. Để giúp con tăng cân, phát triển đạt chuẩn, đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng cách. Đặc biệt với trẻ 1-3 tuổi, do nhu cầu năng lượng tăng cao nên việc chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách có thể khiến bé chậm tăng cân, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng rất cần chế độ ăn cân đối, hợp lý, giàu dưỡng chất để phục hồi cân nặng và chiều cao nhanh chóng, lấy lại đà tăng trưởng bình thường. Do đó, mẹ cần tăng cường chế độ ăn và lượng sữa cho bé. Trong trường hợp trẻ không thể ăn hay uống sữa nhiều trong một lần, ba mẹ không nên ép uổng hay la mắng quá mức sẽ gây nên tình trạng biếng ăn tâm lý. Thay vào đó, phụ huynh nên tăng số lần ăn hay uống sữa thành nhiều bữa hơn trong ngày. Bên cạnh đó, trẻ cần đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất, đa dạng càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Mỗi bữa ăn đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường (cháo, cơm, bún, phở, mì, nui...), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu...), béo (dầu, mỡ), và rau, trái cây. Nếu trẻ tăng cân chậm, chú ý tăng thêm lượng dầu mỡ, độ đặc của chén cháo để giúp cung cấp nhiều năng lượng hơn. Các bữa phụ nên cho con uống sữa, ăn sữa chua, phô mai, sinh tố… Việc đa dạng hóa thực đơn rất cần thiết để bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
che-do-vang-giup-con-tang-can-thoat-coi

Đa dạng thực đơn hằng ngày để giúp trẻ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, ba mẹ nên chú ý cho bé tăng cường vận động càng nhiều càng tốt, nhất là ngoài trời lúc nắng còn dịu. Điều này giúp bé tăng chiều cao tốt, sức đề kháng, giúp ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Các hình thức vận động có thể chạy nhảy vui đùa, đạp xe, đi bộ, lên cầu thang, chơi trốn tìm, bơi lội, ném bóng vào rổ... hạn chế bé ngồi xem TV, chơi game... quá 2 giờ mỗi ngày. Bé cũng cần ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ mỗi ngày, ngủ sớm trước 22h.
polyad


Vận động giúp trẻ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn Trong độ tuổi 1-3 tuổi, nhu cầu của trẻ mỗi ngày trên 500ml sữa. Đối với bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, nhu cầu về dinh dưỡng không giống các bé đang phát triển bình thường. Do đó, cha mẹ nên cho con dùng các sản phẩm đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có chứa thành phần ưu việt, giàu dinh dưỡng giúp bé tăng cân, tăng chiều cao tốt. Mẹ nên cho bé uống thay cho sữa công thức thông thường cho đến khi bé đạt cân nặng bình thường theo lứa tuổi. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan
Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao - Công ty NutiFood
che-do-vang-giup-con-tang-can-thoat-coi-2

Thực phẩm bổ sung GrowPLUS+ của NutiFood, dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi là sản phẩm bán chạy trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay (theo Kết quả Tổ chức nghiên cứu thị trường Nielsen từ tháng tháng 6/2014 đến tháng 5/2015). Xem tại đây hoặc Facebook Fanpage GrowPLUS+

Vì sao ăn sáng kiểu Nhật tốt cho sức khỏe

Bữa sáng của người Nhật bao gồm nhiều món với lượng nhỏ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm ngủ dài.

Bữa sáng của người Nhật nhìn qua chẳng khác gì bữa tối với một chén cơm hoặc bánh mì nướng, súp miso, cá, trứng, đậu hũ, rong biển, rau quả muối cùng đậu nành lên men. Trao đổi với Zester Daily, chuyên gia ẩm thực Sonoko Sakai chia sẻ những lý do khiến bữa sáng dân xứ Phù Tang là lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Ăn đồ lên men mỗi ngày Theo truyền thống, người Nhật dùng các món như súp miso, nước tương, giấm và muối koji từ ngũ cốc lên men để làm gia vị chính. Bên cạnh đó, rau củ muối, mơ ngâm cùng đậu nành lên men không thể thiếu. Ngoài tác dụng bảo quản thức ăn khi chưa có tủ lạnh, đồ lên men hỗ trợ tiêu hóa, thậm chí được coi là dược liệu. Người Nhật cổ có câu "ăn mơ ngâm mỗi ngày thì không phải đi khám". Hấp thụ điều độ thực phẩm lên men giúp đường ruột khỏe mạnh.
vi-sao-an-sang-kieu-nhat-tot-cho-suc-khoe

Bữa sáng truyền thống của người Nhật. Ảnh: Wordpress. Ăn nhiều món với lượng nhỏ Cư dân đất nước mặt trời mọc chuẩn bị nhiều món với lượng nhỏ. Họ quan niệm ăn chỉ nên no 80%. Ngoài ra, đa dạng hóa thức ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.  Thực phẩm quan trọng nhất trong bữa sáng người Nhật là gạo; có thể gạo trắng, gạo nâu hoặc cháo giúp bổ sung carbohydrate. Món cá, trứng, đậu nành lên men cùng súp miso bù đắp protein sau một đêm ngủ dài. Cá thường được nướng hoặc áp chảo, nêm nếm đơn giản với muối, ngoài protein còn đem đến omega 3. Đi cùng với các loại protein chất lượng và gạo, người Nhật còn dùng rong biển và các món salad. Chọn thực phẩm tươi ngon Bữa sáng Nhật Bản ít bơ, gia vị, đường và nước sốt nên cần lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Rau không được héo, hoa quả phải chọn mua theo mùa còn cá được lấy từ các chợ bán hàng đánh bắt tự nhiên. Điều này đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thức ăn và hạn chế nguy cơ nhiễm độc. Nói tóm lại, bữa sáng truyền thống kiểu Nhật đơn giản mà tỉ mỉ. Dù có thể không hợp với khẩu vị của tất cả mọi người, các món ăn xứ Phù Tang vẫn là cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Một khi bắt đầu ăn sáng kiểu Nhật, bạn sẽ phát hiện ngũ cốc, thịt và cá, rau củ tươi hay muối, hoa quả có thể biến bữa đầu tiên trong ngày thành một buổi tiệc. Không chỉ sức khỏe mà tâm trạng của bạn cũng sẽ thay đổi rõ rệt. Minh Nguyên

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Thức uống giúp tỉnh táo sau khi uống rượu

Chỉ với cà chua, mật ong và nước cốt chanh, bạn có thể tự pha nước uống giải rượu an toàn mà hiệu quả.

Say rượu khiến cơ thể mất nước; nồng độ axit tăng cao dẫn đến nôn nao. Ngoài ra, nôn sau khi uống rượu có thể do sự giãn nở, viêm các mạch máu và giảm lượng đường trong máu gây ra do tiêu thụ quá nhiều rượu. Thường xuyên say rượu sẽ tàn phá hệ thống miễn dịch của bạn. Cách duy nhất là hạn chế uống rượu. Song, nếu hoàn cảnh không cho phép khiến bạn vẫn phải uống rượu thì hãy ngăn chặn nôn nao ngay sau khi uống. Boldsky chia sẻ công thức nước uống giúp bạn tránh nôn nao và tỉnh táo sau khi bị say rượu.  Thành phần: Nước ép cà chua: ½ cốc. Mật ong: 2 muỗng canh. Nước cốt chanh: 2 muỗng cà phê. Cách pha: Cho các thành phần trên vào máy xay sinh tố. Pha trộn chúng trong một vài phút cho đến khi thu được nước uống. Bạn có thể uống thức uống này một vài lần trong ngày sau cơn say, cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Tác dụng: Nước ép tự nhiên này được làm từ các nguyên liệu dễ tìm nên rất tiện lợi và an toàn. Nước ép cà chua rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa làm trẻ hóa hệ thống và giảm độ axit do rượu. Ngoài ra, nước ép cà chua xoa dịu dạ dày để khỏi cảm giác khó chịu ở bụng. Mật ong có tác dụng làm giảm viêm các mạch máu do dùng rượu quá mức, làm giảm đau đầu và cơ thể. Trong khi đó, nước cốt chanh trung hòa các axit trong dạ dày, làm dịu kích ứng dạ dày và giảm buồn nôn. Thu Hiền

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Uống rượu khi đói bụng nguy hại thế nào

Dạ dày trống khiến rượu được hấp thụ gấp 2 lần, gây tổn hại gan nhanh hơn.

Theo Moch News, nhiều người có thói quen đi uống bia rượu ngay sau giờ làm việc mà không ăn. Hậu quả có thể thấy trước mắt là cảm giác nôn nao, mệt mỏi kinh khủng khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Dạ dày trống rỗng khiến bia rượu được hấp thụ nhanh chóng. Ảnh: moch news

Dạ dày trống rỗng khiến bia rượu được hấp thụ nhanh chóng. Ảnh: moch news Những người thực hiện một chương trình truyền hình đã tiến hành thử nghiệm cách thức hấp thụ của rượu trên dạ dày rỗng. Bác sĩ Javid Abdelmoneim uống một ly rượu vang trắng sau bữa ăn no và người bạn Natalie uống tương tự khi đói bụng. Kết quả đo được với cồn 20 phút sau cho thấy lượng hấp thụ rượu vào dạ dày của Natalie là 44 mg/100 ml, gần gấp đôi bác sĩ Javid với chỉ số 23. Một giờ sau, kết quả dạ dày Natalie là 32 và bác sĩ Javid chỉ còn 15. Trước khi ăn uống, bác sĩ David nuốt một viên thuốc với thiết bị như một máy ảnh bên trong để có thể thấy rõ những gì trong dạ dày của mình. Sau khi ăn một đĩa gà nướng, khoai lang và rau quả, trên màn hình đã hiển thị quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày bác sĩ. Khi dạ dày đầy thức ăn, quá trình hấp thụ rượu được trì hoãn trong thời gian dài.
Nồng độ cồn chênh lệch giữa hai trường hợp ăn no và đói bụng khi uống cùng lượng rượu. Ảnh: Mochnews

Nồng độ cồn chênh lệch giữa hai trường hợp ăn no và đói bụng khi uống cùng lượng rượu. Ảnh: mochnews Các enzyme phân hủy rượu trong gan cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu dạ dày có thức ăn và rượu, niêm mạc có thể bắt đầu phá hủy rượu như gan đã làm. Đàn ông có nhiều enzyme này hoạt động trong dạ dày hơn so với phụ nữ.  Lê Phương

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề

Những cơn đau đầu, dấu hiệu cơ thể mệt mỏi thường xuyên, móng tay dễ gãy, nhợt nhạt, tóc rụng nhiều có thể là lời cảnh báo chế độ ăn của bạn cần được thay đổi, theo Eat This. 

Bạn mệt mỏi thường xuyên Chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu carbonhydrat, nhiều đường, tinh bột và chất béo động vật có thể khiến bạn mệt mỏi. Thử thay thế bằng những thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh có nguồn gốc động vật. Trứng, bơ, các loại hạt ngũ cốc là thức ăn vặt có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi kéo dài của bạn thay vì bánh ngọt hay cà phê. Nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng, ăn ít hơn bình thường thì cơ thể cũng dễ mệt. Tóc và móng yếu Chế độ ăn thiếu cân bằng, không đủ vitamin, khoáng chất khiến bộ móng, tóc bị ảnh hưởng. Móng tay yếu, dễ gãy và tóc rụng nhiều có thể là lời cảnh báo chế độ ăn cần được điều chỉnh. Những cơn đau đầu Khi bạn ăn không đầy đủ lượng carb hoặc thực phẩm nói chung sẽ gây trì trệ việc bơm máu lên não gây những cơn nhức đầu cục bộ. Do đó nếu đang theo chế độ ăn kiêng bạn nên chia thành bữa nhỏ, ăn thêm những thực phẩm tốt cho việc ăn kiêng như táo, lê, hạt điều… Bạn dễ bị ốm Protein không chỉ giúp cơ bắp săn chắc mà còn đóng vai trò quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng đạm từ chế độ ăn, cơ thể dễ bị cảm lạnh và tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.  Hội An

5 lý do khoai tây được coi là thực phẩm tuyệt vời

Khoai tây không chỉ ngon, rẻ, chế biến thành nhiều món mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Dưới đây là 5 lý do nên ăn khoai tây, theo Webmd: Chúng không khiến bạn lên cân Cung cấp tinh bột nên khoai tây được nhiều người hiểu là giúp tăng cân. Tuy nhiên, sự thật, nó là thực phẩm có tác dụng giảm cân tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California chỉ ra rằng bạn có thể giảm cân mà không cần phải bỏ qua món khoai tây. Theo đó, người tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có chế độ ăn trong đó có 5-7 phần khoai tây mỗi tuần. Kết quả cho thấy, cả 3 nhóm đều giảm cân. Lý do là vì nguyên tắc để giảm cân là giảm tổng lượng kcal chứ không phải cắt giảm một loại thực phẩm nhất định nào đó.
5-ly-do-khoai-tay-duoc-coi-la-thuc-phm-tuyet-voi

Chúng khiến bạn no lâu Một củ khoai tây loại vừa cung cấp 110 kcal và không có chất béo nhưng giúp bạn có cảm no lâu hơn một số loại thức ăn khác cũng cung cấp carbohydrate. Lý do là khoai tây có khoảng 2 g chất xơ tạo cảm giác đầy bụng và 3 g protein. Một nghiên cứu còn thậm chí xếp món khoai tây luộc ở vị tri cao nhất trong những loại thực phẩm tạo cảm giác no lâu; cao hơn cả bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt bò, nhiều loại hoa quả và rau khác. Chúng giàu kali hơn chuối Một củ khoai tây cung cấp 620 mg kali, vì thế nó là nguồn cung cấp vi chất quan trọng nhưng thường bị thiếu này. Kali đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát huyết áp nhờ làm giảm ảnh hưởng xấu của natri. Kali cũng góp phần vận chuyển các xung động thần kinh. Trung bình một người thưởng thành cần khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày. Vì thế, hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn đều đặn sẽ giúp bạn cung cấp đủ vi chất quan trọng này. Khoai tây cung cấp một nửa lượng vitamin C bạn cần một ngày Nhắc đến vitamin C, nhiều người nghĩ ngay đến chanh, cam hoặc các loại có múi như bưởi, quýt. Tuy nhiên khoai tây cũng là nguồn tuyệt vời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết này. Thực tế, một củ khoai tây loại vừa đáp ứng khoảng 45% nhu cầu vitamin C bạn cần mỗi ngày, nhiều hơn cả một quả cà chua. Các nhà nghiên cứu cho rằng loại vitamin này có thể giúp hạn chế các tổn thương tế bào trong cơ thể, giúp xây dựng collagen nên rất tốt cho da. Chúng cung cấp sắt Lượng sắt khoai tây cung cấp không nhiều như nhiều loại thực phẩm khác, chiếm khoảng 6% nhu cầu sắt khuyến nghị hằng ngày. Đây là tin tốt với những tín đồ ăn kiêng, những người không có được nguồn sắt từ thịt. >> Xem thêm: - Nên ăn bao nhiêu rau củ mỗi ngày
- Thực hư "công dụng thần ky" của cà chua đen Hà An

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Ăn rau diếp cá giúp tóc bạc trở nên đen

Các hoạt chất trong rau diếp giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc, biến tóc bạc thành đen; rễ, cành, lá rau có thể ăn sống, nấu chín hay chế biến thành đồ uống rất tốt cho sức khỏe.


an-rau-diep-ca-giup-toc-bac-tro-nen-den

Rau diếp cá. Ảnh: News. Các chuyên gia của Health Sina khuyên người bị bạc tóc nên thường xuyên ăn rau diếp cá sẽ giúp tóc mọc đen trở lại. Diếp cá còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Có vị tanh hôi, tính hơi lạnh.  Đông y dùng toàn bộ cây này để làm thuốc. Phân tích dược lý cho thấy diếp cá giàu chất dinh dưỡng v
ới 
thành phần chính là carbohydrate, protein, chất béo v
à
 một số tiền ch
ất 
nhất định của N-methyl xeton, axit lauryl. Dùng làm thuốc trị cảm cúm và phế cầu khuẩn, giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, trị ho, trị đau dạ dày, dùng ngoài trị ghẻ, nấm eczema, bệnh trĩ tắc mạch... Đặc biệt rau có t
ác d

ụng 
thúc đẩy mọc tóc, giúp tóc bạc đen trẻ lại, đồng thời bồi bổ cơ thể. Rễ cây diếp cá mềm và giòn, có vị tanh nhẹ, là bộ phận được ăn chủ yếu. Có thể ăn sống hoặc nấu chín. Cành, lá dùng để trộn salad, xào, ngâm muối hoặc chế biến đồ uống cùng với trà, rượu rất tốt cho sức khỏe. Lưu ý khi ăn sống cần rửa sạch, bóp muối để thoát bớt nước. Để món salad ngon hơn có thể trộn với gừng, dầu mè, làm gỏi, thêm gia vị khác tùy theo sở thích. Diếp cá là giúp giữ hương vị thuần túy của món ăn và dậy mùi thơm độc đáo. Nếu muốn nấu chín có thể chế biến món diếp cá chiên trứng, canh diếp cá, diếp cá om thịt, diếp cá thịt heo chiên ớt...

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Bà bầu ăn gì giúp hai mẹ con khỏe mạnh

Đậu bắp, sữa chua, dâu tây, trái cây họ cam quýt, sữa tươi... rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là "chìa khóa" cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, chọn lựa thực phẩm không dễ dàng bởi không phải loại nào cũng tốt cho bà bầu. Dưới đây là những thực phẩm được khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của thai phụ để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng cho cả mẹ lẫn con. Đậu bắp Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết hấp thu từ ruột non. Chất xơ từ loại quả này cũng là "vệ sĩ" của hệ tiêu hóa. Đậu bắp còn giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy có tác dụng kiềm hãm những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi thải ra ngoài. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Loại quả này chứa lượng calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Nấu đậu bắp với lửa nhỏ để chất nhầy ít bị thất thoát. Sữa chua Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối, bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin nhiều nhất là B12, và các khoáng chất vô cùng cần thiết cấu thành nên xương của thai nhi, cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Loại sữa này chứa những lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và cấu tạo thành ruột tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể cho bà bầu.
ba-bau-an-gi-giup-me-vacon-khoe-manh

Sữa chua dâu tây. Sữa tươi hoặc sữa dành ​cho bà bầu Khi mang thai, cơ thể bà bầu luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, nhất là canxi. Bên cạnh chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất hàng ngày, bà bầu cần bổ sung thêm vitamin từ sữa vừa đảm bảo đầy đủ năng lượng và vi chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Dâu tây Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Chất này có vai trò trong quá trình hình thành xương của thai nhi đồng thời giúp xương mẹ luôn chắc khỏe. Dâu tây thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai. Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai. Trái cây họ cam  Những loại quả này rất giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho người mẹ. Cam quýt có hàm lượng vitamin C và canxi tương đối lớn. Vitamin C giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung người mẹ sẽ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu, nếu ăn một lượng cam quýt thích hợp có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu này.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Ăn gì giúp trẻ thông minh

Muốn con thông minh, bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm giàu axit linoleic, axit linolenic; bổ sung DHA có nhiều trong hải sản, đặc biệt là cá biển sâu, các mô mỡ gần mắt cá.

an-gi-giup-tre-thong-minh

Ảnh minh họa: Aliexpress. Trang Health Sina đưa tin gần đây một bé gái 10 tuổi người Anh đã xuất sắc vượt qua bài kiểm tra IQ Mensa với điểm tối đa 162, là trường hợp nhỏ tuổi nhất đạt điểm tối đa. Nhiều người gọi bé gái là thần đồng bởi chỉ số IQ 162 cao hơn cả nhà vật lý Albert Einstein 2 điểm. Hiện tượng này đã thu hút các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu xem đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của một đứa trẻ ngay từ khi chúng chưa được đến trường đi học. Cuối cùng họ đúc kết những yếu tố ấy bao gồm: Ăn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa  Axit béo linoleic, axit linolenic, axit arachidonic, DHA, EPA và các axit béo không bão hòa khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của các tế bào não và dây thần kinh. Nếu thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ, tổn thương vĩnh viễn chức năng não. Thực phẩm giàu axit linoleic, axit linolenic có trong quả óc chó và các loại hạt khác. DHA có nhiều trong hải sản, đặc biệt là cá biển sâu. Các mô mỡ gần mắt cá có lượng DHA đặc biệt phong phú. Lecithin Lecithin là thành phần chính của mô não và tủy sống, sau khi lecithin được tiêu hóa, choline sẽ được tổng hợp trong não. Hàm lượng chất xám choline càng cao thì dẫn truyền thần kinh càng nhanh, giúp tăng tốc tư duy và bộ nhớ. Lecithin có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của khối lượng não bộ và phát triển hệ thống não. Lecithin không được tổng hợp trong cơ thể, chỉ có thể hấp thu từ thức ăn. Thực phẩm giàu lecithin gồm lòng đỏ trứng, đậu nành, óc heo, gan, mầm lúa mì, nấm, đậu phộng, hạt vừng và quả óc chó. Protein Protein là thành phần chính của các tế bào não. Thiếu chất này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các tế bào não, cản trở sự phát triển trí tuệ. Thực phẩm chứa protein sau khi đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và tổng hợp thành protein riêng của mỗi người. Protein là cơ sở vật chất của quá trình kích thích và ức chế tế bào não, đóng vai trò quan trọng để vận hành ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, dẫn truyền thần kinh, vận động... của con người. Các kích thích tự nhiên Để cải thiện chỉ số IQ của trẻ em, các kích thích tự nhiên cũng rất cần thiết và quan trọng. Khi em bé còn nhỏ, cha mẹ cần luôn có sự tiếp xúc thể chất với bé như nắm tay, ôm, hôn... Việc này còn giúp phát triển xúc giác của em bé và biểu truyền tình yêu của cha mẹ, giúp nuôi dưỡng thái độ, tình cảm lành mạnh của trẻ. Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể cho tiếp xúc nhiều hơn với môi trường tự nhiên, cảm nhận những âm thanh của thiên nhiên giúp phát triển năng lực quan sát và nhận thức. Kích thích hoạt động Bất kỳ năng lực nào của trẻ đều được phản ánh và cải thiện trong các hoạt động. Năng lực IQ cũng không ngoại lệ. Vì vậy cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ tham gia nhiều hoạt động phong phú, có thể là vận động thể chất thường xuyên hoặc tham gia vào một số trò chơi, hùng biện, thảo luận và các sự kiện công cộng... Như thế không chỉ giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp mà còn nâng cao chất lượng đời sống giải trí và đam mê, qua đó thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của bé. Kích thích hứng thú Mỗi đứa trẻ có một số sở thích, như chơi cờ, nhiếp ảnh, cắm hoa, sưu tập, chăm sóc thú cưng... Cha mẹ cần chú ý khám khá điều gì khiến con quan tâm và yêu thích, từ đó giúp chúng tiếp tục phát triển. Những tiềm năng vốn có của một đứa trẻ được phát huy tốt nhất khi được thoải mái tham gia vào việc mà chúng thật sự hứng thú. Trong quá trình này phụ huynh có thêm nhiều cơ hội dạy trẻ sống nghị lực vượt qua những khó khăn để đi đến thành công. Kích thích chuyên sâu Phát hiện sở trường đặc biệt của con ở phương diện nào đó, cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp, chẳng hạn thanh nhạc, múa, điêu khắc, diễn xuất, võ thuật, bóng đá... Những chương trình đào tạo chuyên nghiệp này không chỉ bồi dưỡng tinh thần sáng tạo và tính tò mò của trẻ một cách sâu sắc mà còn giúp trau dồi những kỹ năng chuyên nghiệp. Ngược lại, nếu cha mẹ nhồi nhét cho con học theo ý mình với mong muốn chúng thành công, nổi tiếng thì sẽ gây phản tác dụng, vi phạm nguyên tắc bồi dưỡng tài năng trẻ, dễn khiến các em đi lầm đường.

Mách chị em cách dùng cây xạ đen hỗ trợ trị u xơ tử cung

Xạ đen kết hợp cùng các thảo dược như trinh nữ hoàng cung, bạch hoa xà thiệt thảo… hỗ trợ kìm hãm sự phát triển khối u ở tử cung và buồng trứng.

Đang chuẩn bị mang thai lại hay tin mắc u xơ tử cung khiến chị Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng. Chị Ngọc kể: "Do bị rối loạn kinh nguyệt kèm các theo đau vùng hố chậu, bí tiểu nên tôi đi khám. Không ngờ lại phát hiện có khối u ở tử cung. Nhiều bạn bè khuyên dùng cây xạ đen nhưng nghĩ đến việc mất thời gian sắc uống nên khá phân vân".
mach-chi-em-cach-dung-cay-xa-den-ho-tro-tri-u-xo-tu-cung

U xơ tử cung, u nang buồng trứng khiến nhiều chị em mệt mỏi. Khác với chị Ngọc, chị Mai (quận 3, TP HCM) đã quyết định kết thân với cây xạ đen ngay khi biết bị u nang buồng trứng. Nhờ kiên trì dùng, khối u của chị đã giảm kích thước và không còn các triệu trứng đau bụng, buồn nôn. Theo Tiến sĩ Dược học Nguyễn Hoàng Tuấn, việc dùng cây xạ đen trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u xơ tử cung, u nang buồng trứng ngày càng phổ biến. Đặc biệt, nhiều phụ nữ đã được thảo dược quý này cứu nguy và giúp bảo vệ thiên chức chức làm mẹ, vợ. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho an toàn, hiệu quả thì không phải ai cũng biết. "Phần lớn chị em dùng lá (25gram) và thân (50gram) phơi khô để sắc hoặc đun nước uống hàng ngày mà không biết rằng khi xạ đen kết hợp cùng các thảo dược như trinh nữ hoàng cung, bạch hoa xà thiệt thảo… cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc kìm hãm sự phát triển các khối u ở tử cung và buồng trứng", Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết thêm.
mach-chi-em-cach-dung-cay-xa-den-ho-tro-tri-u-xo-tu-cung-1

Chuyên gia Dược học Nguyễn Hoàng Tuấn. Đặc biệt, xạ đen rất dễ uống, lại lành tính nên an toàn, thân thiện với sức khỏe người dùng. Chị em có thể sử dụng dài ngày để hỗ trợ loại trừ u xơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư. Để mang lại hiệu quả trong việc đẩy lùi u xơ tử cung, u nang buồng trứng, khi sử dụng xạ đen, chị em nên lưu ý phơi khô, rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất… sau đó mới dùng để đun hoặc sắc nước uống. Phái đẹp cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều lượng; uống lượng thuốc đủ trong ngày, không nên để sang ngày hôm sau. Người dùng cũng lưu ý không ăn rau muống khi sử dụng xạ đen vì nó sẽ làm giảm công dụng của dược liệu. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… bởi những chất này khi tác dụng với các hoạt chất của xạ đen sẽ kết tủa, làm mất tác dụng của thuốc.
mach-chi-em-cach-dung-cay-xa-den-ho-tro-tri-u-xo-tu-cung-2

Xạ đen - "khắc tinh" của u xơ tử cung, u nang buồng trứng là thành phần chính trong sản phẩm An Nữ Đan. Hiện một số đơn vị đã bào chế ra viên nang uống được chiết xuất từ xạ đen kết hợp trinh nữ hoàng cung… có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Tiến sĩ Tuấn khuyến cáo, với viên uống được bào chế từ loại cây này, chị em chỉ nên lựa chọn sản phẩm được sản xuất, phân phối bởi công ty uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có thể liên hệ và nhận được sự tư vấn từ chuyên gia. Ngoài dược liệu này, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tích cực tập luyện thể thao và quan hệ tình dục lành mạnh. Khi có các triệu chứng như đau bụng dưới, nặng bụng, ra máu kinh nhiều bất thường, đau khi gần gũi chồng… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ, tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra. Mai Thương An Nữ Đan với dược liệu chính là xạ đen kết hợp cùng trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả các bệnh ở buồng trứng và tử cung như u xơ tử cung và u nang buồng trứng… Xem thêm tại đây.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Lợi ích từ linh chi mà bạn chưa biết

Xích linh chi đứng đầu trong 6 loại có khả năng trị liệu vì có thể bảo vệ và giải độc gan, hỗ trợ ngừa ung thư...

6 loại nấm linh chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là nấm linh chi đỏ, đen, xanh, trắng, vàng và tím. Theo ghi chép của "Bản thảo cương mục", xích linh chi đứng đầu trong 6 loại. Nó có thể dùng hàng ngày, không có tác dụng phụ. Xích linh chi sử dụng thường xuyên có thể điều chỉnh thể chất suy nhược, giúp bình thường hóa chức năng các cơ quan trong cơ thể. Dược tính trong thảo dược này còn có công dụng hỗ trợ cơ quan nội tạng, dùng lâu dài giúp kéo dài tuổi thọ, tăng trí tuệ, bổ não, tăng cường sức khỏe. Linh chi có thành phần Polysaccharide, Triterpenoids và SOD tốt cho sức khỏe. Trong đó, Polysaccharide giúp điều hòa, tăng cường sức khỏe (khả năng miễn dịch); bảo vệ và giải độc gan; kháng viêm; kháng ung bướu. Triterpenoids hỗ trợ bảo vệ tim, giảm cholesterol, tăng sức đàn hồi mạch máu còn SOD chống oxy hóa...
polyad

Người suy nhược cơ thể, dễ mệt mỏi; suy giảm chức năng gan; có vấn đề về huyết áp và đường huyết; mắc bệnh mãn tính; bị áp lực tinh thần và mất ngủ có thể dùng sản phẩm này. Tuy nhiên, đây là loại dùng để giữ gìn sức khỏe hằng ngày, không phải là thuốc, cần phải kiên trì dùng thường xuyên để hấp thu. Bằng cách điều hòa các chức năng trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, nó giúp cải thiện và nâng cao thể chất, chống lại các bệnh khuẩn tấn công và tăng cường sức đề kháng.
polyad

Xích linh chi được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại các Viện y học và nghiên cứu lớn tại Nhật. Nó hiệu quả đối với nhiều chứng bệnh, dùng thường xuyên không có tác dụng phụ, còn có thể giảm nhẹ tác dụng phụ do thuốc Tây. Công ty Công nghiệp Hóa học Nissan xây dựng một nông trường nuôi trồng xích linh chi tại Hokkaido, mô phỏng lại tự nhiên. Các cây nấm tại đây không thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hữu cơ kết hợp với điều kiện ánh sáng, độ ẩm, không khí nghiêm ngặt, sử dụng những khoanh gỗ tốt để nuôi trồng xích linh chi chất lượng cao.
Nông trường Hokkaido

Với 130 năm lịch sử, Công ty Công nghiệp Hóa học Nissan là một trong 40 công ty lớn tại Nhật, chủ yếu nghiên cứu các sản phẩm mới, được người tiêu dùng trên toàn thế giới tin dùng là Thuần linh chi Nissan. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các thành phố lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Phương pháp truyền thống để sử dụng linh chi là xắt nhỏ rồi đun nóng với nước, uống như uống trà. Cách chiết xuất của linh chi Nissan tương tự cách truyền thống. Đầu tiên xắt lát linh chi đã sấy khô, nghiền nát, nấu đi nấu lại nhiều lần với nước nóng, chiết xuất ra tinh chất chất lượng cao với độ tinh khiết rất cao, giúp cơ thể người dễ hấp thu. Quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn nguyên liệu, nuôi trồng xích linh chi, thu hoạch, chiết xuất, sấy khô, kiểm tra chất lượng, đóng gói bao bì... trải qua hơn một năm. Sản phẩm đều do đội ngũ nhân viên của Công ty công nghiệp hóa học Nissan thực hiện, dưới sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cao và an toàn. Mai Thương
polyad

Thực phẩm chức năng Thuần linh chi Nissan sản xuất tại Nhật Bản hỗ trợ chức năng gan và hệ tiêu hóa; giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Nissan đảm bảo mỗi hộp sản phẩm Thuần linh chi chứa ít nhất 6.000mg tinh chất xích linh chi thuần khiết, hàm lượng tinh chất thuần linh chi này được chiết xuất từ 75g xích linh chi chất lượng cao được nuôi trồng tự nhiên. Mua 2 hộp Thuần linh chi Nissan được tặng một hộp nhỏ (10 viên) (số lượng có hạn). Nhà phân phối: Công ty TNHH Phân Phối Nhật Kiện. 20E Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, TP HCM. Điện thoại tư vấn: 0903633814. Website tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Để xa tầm tay trẻ em

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Trẻ suy dinh dưỡng 3 năm đầu đời dễ thấp còi khi trưởng thành

Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn từ một đến 3 tuổi làm cho các cơ quan chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương ảnh hưởng đến tầm vóc của và thể lực của các em sau này.


tre-suy-dinh-duong-trong-giai-doan-vang-de-bi-thap-coi-khi-lon-len

Chậm tăng cân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa: News. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mỗi đứa trẻ có các mốc phát triển khác nhau tùy thuộc vào nguồn dinh dưỡng hàng ngày, chế độ vận động và sinh hoạt. Đặc biệt từ một đến 3 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định khả năng phát triển của trẻ. Không ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng gọi đây là "giai đoạn vàng" bởi thực tế cho thấy các chỉ số phát triển như cân nặng, chiều cao và trí não của một người phụ thuộc rất lớn vào 3 năm đầu đời. Theo quy luật tăng trưởng, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ giai đoạn này tăng chậm hơn trước nhưng dù sao vẫn tăng. Bé có thể bị suy dinh dưỡng nếu không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng hoặc có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn bình thường theo lứa tuổi. Chậm tăng cân là những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển thể trạng của trẻ. Cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, khiến trẻ dễ mắc bệnh, khi bị bệnh thường lâu khỏi hơn, cơ thể suy nhược. Cứ như thế càng làm cho tình trạng chậm tăng cân kéo dài, nặng nề, khó khắc phục và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu chất dinh dưỡng làm cho các cơ quan của cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, từ đó ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ từ một đến 3 tuổi bởi đây là giai đoạn bé phát triển rất nhanh và cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. "Giai đoạn vàng" không những quan trọng trong hành trình phát triển thể chất mà còn là thời điểm khởi đầu để trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Đối với sự phát triển trí não, các dưỡng chất cần thiết như sắt, béo, sắt, iốt, DHA, Taurine… không được cung cấp đủ sẽ làm cản trở quá trình hoàn thiện của bộ não. Trẻ có thể bị lờ đờ, chậm phát triển, giao tiếp xã hội thường kém kéo theo nhiều hệ lụy sau này. Để phòng suy dinh dưỡng trong giai đoạn vàng, ngoài chế độ ăn bình thường, phụ huynh có thể bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu từ sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Cần cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn phải bảo đảm đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng chiều cao là chất đạm, canxi, kẽm, sắt, iốt, vitamin A, D, E.   Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng giúp phát triển chiều cao được não bộ tiết ra mạnh và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy trẻ con phải ngủ sớm trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi cần ngủ dài hơn, trung bình từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.

Người bệnh được bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ nhanh hồi phục hơn

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân được bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ giảm 17% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày, giảm thời gian nằm viện 13,4% và 8,8% chi phí y tế.

nguoi-benh-duoc-bo-sung-dinh-duong-dung-cach-se-nhanh-hoi-phuc-hon

Ảnh minh họa: Health. Bác sĩ Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP HCM, cho biết một chế độ dinh dưỡng đúng là nền tảng cho sức khỏe tốt, đặc biệt khi cơ thể bị bệnh chính là lúc cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mới có thể nhanh phục hồi. Tuy nhiên hầu hết mọi người chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.  Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân chiếm đến 78% số ca đang điều trị nội trú. Điều này càng thể hiện rõ rệt nhất ở nhóm người già khi sức khoẻ bắt đầu suy giảm, có thể dẫn đến tái nhập viện cũng như các biến chứng sau xuất viện. Bác sĩ Ngân Tâm phân tích nhiều nguyên nhân khiến việc thiếu hụt dinh dưỡng ở nhóm người bệnh cao tuổi. Chẳng hạn như chế độ ăn uống kiêng khem, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, chức năng tiêu hóa suy yếu, tác động của bệnh tật, bị mất vị giác và những nguyên nhân khác. Trong khi hầu hết các bác sĩ điều trị thường chỉ tập trung nhiều vào thuốc chữa bệnh mà chưa thực sự ưu tiên vấn đề dinh dưỡng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ già hóa dân số cao nhất toàn cầu. Vì vậy ngành y tế trong nước cần quan tâm giúp người lớn tuổi có cuộc sống khỏe mạnh hơn đồng thời giảm thiểu gánh nặng do bệnh tật. Trong khi đó theo t

hống kê của chính phủ năm 2016 ước tính khoảng 20,1% bệnh viện

 Việt Nam

chưa thành lập khoa dinh dưỡng. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện vẫn đang tiếp diễn với tỉ lệ 23,5 giường bệnh trên 10.000 dân nên bác sĩ chưa thể dành nhiều quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng cho từng người bệnh. 

Tại Hội thảo khoa học "Cập nhật những thành tựu mới nhất về dinh dưỡng lâm sàng giúp gia tăng hiệu quả điều trị", các bác sĩ trong và ngoài nước kiến nghị

 rằng v

ấn đề cấp thiết hiện nay là khuyến khích các bệnh viện thành lập khoa, tổ dinh dưỡng có chức năng tầm soát suy dinh dưỡng khi nhập viện. Nhờ đó có thể can thiệp kịp thời nếu phát hiện suy dinh dưỡng đồng thời giám sát kết quả sau khi xuất viện. Việc này không chỉ cung cấp cho nhân viên y tế những công cụ và nguồn lực để tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mà còn giáo dục cho người bệnh về tầm quan trọng của dinh dưỡng.

Một số chuyên gia

 dinh dưỡng quốc tế cũng đề xuất Việt Nam nên xem xét ứng dụng kết quả nghiên cứu mới trong việc can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân mới được công bố trên tạp chí y khoa
Journal of Nursing Care Quality
. Đó là thiết kế một chương trình chăm sóc dinh dưỡng tiêu chuẩn tại các bệnh viện nhằm

 gia tăng hiệu quả điều trị (viết tắt tiếng Anh là QIP)


Tiến sĩ, bác sĩ Gary Fanjiang, chuyên gia nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng, cho biết dinh dưỡng tốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người lớn tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và năng lượng. Tình trạng su

y dinh dưỡng có thể được phòng ngừa và chữa trị. Nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các quy trình QIP là cách đơn giản giúp tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng và can thiệp tức thời giúp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân nằm viện.

Bác sĩ giải thích: 

QIP là chương trình được thiết kế nhằm theo dõi kết quả của việc can thiệp chăm sóc dinh dưỡng đối với bệnh nhân và chi phí chăm sóc sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống và công cụ chuẩn để sàng lọc tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân khi nhập viện. Từ đó giúp bác sĩ xác định và chỉ định can thiệp lập tức trên các bệnh nhân có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Một trong những cách nhanh nhất để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng là bổ sung dinh dưỡng đường uống (ONS) trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện.
Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng QIP trên gần 20.000 bệnh nhân trong độ tuổi dao động từ 18 đến 111 tại Trung tâm y tế Akron General Medical Center (Mỹ) từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả ghi nhận bệnh nhân sau tham gia chương trình này đã g
iảm được 17% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày, g

iảm 

13,4%

 thời gian nằm viện,

50% tỷ lệ loét tì đè mắc phải trong bệnh viện (HAPUs) và

 8,8% chi phí y tế.

Thực đơn tuần dành cho trẻ tuổi mầm non bị suy dinh dưỡng

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, nên cho bé ăn mỗi ngày 6 bữa với đủ 4 nhóm thực phẩm và đừng quên uống sữa.





Ngày

Sáng
(6h30 - 7h30)
Phụ sáng
(9h)
Trưa
(11 - 11h30)
Phụ xế
(14 - 14h30)
Chiều
(17 - 17h30)
Tối 
(20 -  20h30)


Thứ hai

Xôi gà
Nước cam
Uống sữa
Cơm 
Canh súp legume thịt băm
Cá thu thơm
Mít
Uống sữa
Bánh flan
Cơm 
Canh gan heo cải bó xôi
Trứng thịt cà chua chiên
Thanh long

Uống sữa



Thứ ba

Hủ tíu thịt heo 
Chuối

Uống sữa

Cơm 
Canh sườn nấu đậu 
Mực xào bông cải, nấm rơm, cà rốt.
Dưa hấu
Uống sữa
Đậu hũ nước đường
Cơm 
Canh tần ô cá thác lác
Thịt viên sốt cà
Đu đủ

Uống sữa



Thứ tư

Bánh cuốn chả lụa
Yaourt

Uống sữa

Cơm
Canh chua cá hú
Trứng cút rim 
Thơm
Uống sữa
Chè đậu đỏ
Miến gà
Bánh bông lan

Uống sữa



Thứ năm

Cháo tôm thịt
Phô mai

Uống sữa

Cơm 
Canh rau dền mồng tơi nấu cua 
Bò kho cà ri, đậu phộng
Dưa lê
Uống sữa
Bánh bò hấp
Cơm 
Canh bí đỏ tép
Thịt heo chiên
Bòn bon

Uống sữa



Thứ sáu

Bánh bao
Nước ép ổi

Uống sữa

Cơm 
Canh bông cải nấm rơm thịt băm
Gà kho mặn
Nhãn
Uống sữa
Bánh flan
Cơm 
Canh cải ngọt tôm khô
Chả trứng thịt hấp
Măng cụt

Uống sữa



Thứ bảy

Bánh bèo tôm thịt
Yaourt

Uống sữa

Bún mọc
Sinh tố bơ
Uống sữa
Chè đậu xanh bánh lọt
Cơm mềm
Canh thịt bò cà chua
Thịt kho củ cải
Chuối cau

Uống sữa



Chủ nhật

Phở bò
Trứng cút luộc

Uống sữa

Gà nấu pate - bánh mì- 
Nước thơm
Uống sữa
Bánh ít
Cơm 
Canh cải xanh tép tươi
Tôm chiên bột
Xoài

Uống sữa

  Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt

Trẻ suy dinh dưỡng trong 3 năm đầu đời dễ bị thấp còi khi trưởng thành

Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn từ một đến 3 tuổi làm cho các cơ quan chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương ảnh hưởng đến tầm vóc của và thể lực của các em sau này.


tre-suy-dinh-duong-trong-giai-doan-vang-de-bi-thap-coi-khi-lon-len

Chậm tăng cân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa: News. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mỗi đứa trẻ có các mốc phát triển khác nhau tùy thuộc vào nguồn dinh dưỡng hàng ngày, chế độ vận động và sinh hoạt. Đặc biệt từ một đến 3 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định khả năng phát triển của trẻ. Không ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng gọi đây là "giai đoạn vàng" bởi thực tế cho thấy các chỉ số phát triển như cân nặng, chiều cao và trí não của một người phụ thuộc rất lớn vào 3 năm đầu đời. Theo quy luật tăng trưởng, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ giai đoạn này tăng chậm hơn trước nhưng dù sao vẫn tăng. Bé có thể bị suy dinh dưỡng nếu không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng hoặc có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn bình thường theo lứa tuổi. Chậm tăng cân là những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển thể trạng của trẻ. Cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, khiến trẻ dễ mắc bệnh, khi bị bệnh thường lâu khỏi hơn, cơ thể suy nhược. Cứ như thế càng làm cho tình trạng chậm tăng cân kéo dài, nặng nề, khó khắc phục và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu chất dinh dưỡng làm cho các cơ quan của cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, từ đó ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ từ một đến 3 tuổi bởi đây là giai đoạn bé phát triển rất nhanh và cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. "Giai đoạn vàng" không những quan trọng trong hành trình phát triển thể chất mà còn là thời điểm khởi đầu để trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Đối với sự phát triển trí não, các dưỡng chất cần thiết như sắt, béo, sắt, iốt, DHA, Taurine… không được cung cấp đủ sẽ làm cản trở quá trình hoàn thiện của bộ não. Trẻ có thể bị lờ đờ, chậm phát triển, giao tiếp xã hội thường kém kéo theo nhiều hệ lụy sau này. Để phòng suy dinh dưỡng trong giai đoạn vàng, ngoài chế độ ăn bình thường, phụ huynh có thể bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu từ sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Cần cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn phải bảo đảm đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng chiều cao là chất đạm, canxi, kẽm, sắt, iốt, vitamin A, D, E.   Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng giúp phát triển chiều cao được não bộ tiết ra mạnh và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy trẻ con phải ngủ sớm trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi cần ngủ dài hơn, trung bình từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Ăn chay mùa Phật Đản thế nào tốt cho sức khỏe

Ăn chay cần cân bằng tỷ lệ các nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - đường - béo - xơ; hạn chế đồ chay giả mặn vì món thường được nhà sản xuất cho thêm một số chất phụ gia để tạo hình, tạo màu, tạo mùi. 

an-chay-mung-phat-dan-the-nao-dam-bao-suc-khoe

Rau củ quả có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt. Ảnh: News. Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 2 Phó Đức Mẫn và bác sĩ Trần Thị Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn khuyên mọi người khi ăn chay cần chú ý đến những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe: - Lựa chọn thực phẩm sạch, không ham rau củ quả giá rẻ. Xem xét kỹ nguồn gốc, chọn mua tại những nơi bán uy tín và giữ hóa đơn mua hàng để đảm bảo quyền lợi khi có sự cố. - Với các loại rau cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy. - Các loại củ quả cần rửa sạch, gọt võ kỹ và dày. - Hạn chế  thực phẩm chay giả mặn vì quá trình sơ chế người sản xuất cần sử dụng một số chất để tạo hình, tạo màu, tạo mùi. Các chất này ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm, hơn nữa hiện nay việc kiểm soát sử dụng các chất phụ gia, bảo quản còn nhiều bất cập. - Dù ăn chay hay ăn mặn cũng phải cân bằng tỷ lệ các nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - đường - béo - xơ trong khẩu phần nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một người trưởng thành tiêu thụ trung bình mỗi ngày 2.000 calo. Khẩu phần dinh dưỡng người trưởng thành có thể phân bổ như sau: 85 g ngũ cốc nguyên hạt (tinh bột), 150 g đậu hoặc các chế phẩm từ đậu (đạm thực vật), 2 chén rưỡi rau (chất xơ và vitamin),  2 chén trái cây, 3 chén sản phẩm bơ sữa (chất béo và vitamin). - Ưu tiên chế biến bằng phương pháp hấp hoặc luộc giữ nhiều dưỡng chất tự nhiên trong thực phẩm hơn chiên xào. - Người bệnh huyết áp, tim mạch cần lưu ý nêm nhạt, ít dầu mỡ. Bệnh nhân tiểu đường hạn chế đồ ngọt. - Ăn ít nhai nhiều, nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi bữa ăn nên duy trì từ 20 đến 30 phút để thức ăn được nghiền kỹ với men tiêu hóa, dịch vị. - Bổ sung và đa dạng dinh dưỡng từ các loại uống như sữa tươi, sữa đậu nành, sinh tố, nước ép. - Bữa sáng ăn nhiều và lâu, giảm dần khẩu phần trong bữa chiều và tối. - Nên nấu vừa đủ ăn cho mỗi bữa, ăn trong ngày và bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày. Cần nấu sôi đồ ăn sau khi lấy từ tủ lạnh ra. - Hạn chế và cân nhắc khi mua hoặc ăn thực phẩm ở hàng quán, hè phố. Việc chế biến đồ chay tại nhà sẽ tốt hơn, đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

Món ngon cho trẻ suy dinh dưỡng

Trứng cút rim, sườn nấu đậu, kem đậu đỏ là những món giàu dưỡng chất và ngon miệng lại dễ chế biến, rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt hướng dẫn một số món ngon giàu dưỡng chất cho trẻ suy dinh dưỡng như sau: Trứng cút rim
mon-ngon-cho-tre-suy-dinh-duong

Trứng cút rim. Nguyên liệu: - Trứng cút: 20 trái.
- Dừa tươi: một trái nhỏ.
- Củ hành, tỏi, ngò, dầu, nước mắm, đường, muối, mỗi thứ một ít. Cách làm: - Trứng cút luộc chín, lột vỏ chiên vàng đều.
- Hành, tỏi băm nhỏ.
- Bắc chảo, cho một muỗng canh dầu và 3 muỗng cà phê đường vào thắng đến khi có màu vàng nâu. Trút nước dừa, hành tỏi băm, đường, nước mắm và trứng vào rim lửa nhỏ cho sệt lại và bám đều vào trứng, tắt bếp. Cho trứng ra dĩa, rắc ngò lên. Sườn nấu đậu
mon-ngon-cho-tre-suy-dinh-duong-1

Sườn nấu đậu. Nguyên liệu: - Sườn non: 300 g.
- Đậu trắng: 50 g.
- Đậu Hà Lan: 30 g.
- Cà rốt: một củ.
- Sốt cà: 100 ml.
- Dầu, nước mắm, đường, muối.
- Dừa tươi.
- Bột năng.
- Hành củ, ngò Cách làm: - Sườn non rửa sạch, chặt miếng vuông, trụng qua nước sôi. Ướp với nước mắm, tiêu, củ hành băm nhuyễn, sốt cà trong 15 phút cho thấm.
- Đậu trắng, đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông, hầm chín.
- Dừa tươi chặt lấy nước.
- Ngò nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn phi hành thơm, cho sườn vào đảo đều cho săn lại, thêm nước dừa tươi đủ dùng, nấu với lửa nhỏ cho sườn mềm
- Cho cà rốt, đậu vào nấu chín mềm, nêm lại vừa ăn, thêm ít bột năng đã hòa với nước vào. Tắt bếp, múc ra tô, thêm hành ngò. Cho bé ăn món này với cơm hoặc bánh mì. Kem đậu đỏ
mon-ngon-cho-tre-suy-dinh-duong-2

Kem đậu đỏ. Nguyên liệu: - Đậu đỏ: 150 g.
- Đường: 200 g.
- Sữa: 500 ml. Cách làm: - Đậu đỏ đãi sạch, ngâm nước vài tiếng cho mềm.
- Cho đậu vào nồi, thêm nước, hầm đến khi đậu mềm nhừ mà vẫn còn xâm xấp nước. Đổ đường vào, đảo đều nhẹ tay, đun tiếp vài phút với lửa nhỏ cho đậu ngấm đường.
- Tắt bếp, đợi hỗn hợp sữa đậu nguội bớt thì cho sữa vào, khuấy đều, múc vào khuôn kem. Cho các khuôn kem vào ngăn đông tủ lạnh, sau vài tiếng sẽ có que kem đậu đỏ cho bé thưởng thức trong ngày hè.

Loại nước tự pha giúp chữa 8 loại bệnh

Chỉ với gừng, nghệ, quế, sữa, mật ong... bạn có thể chế biến thành loại nước giúp phòng tránh và điều trị 8 loại bệnh thường gặp.

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể rất dễ mắc bệnh. Nhiều người lo ngại về việc lạm dụng thuốc kháng sinh và muốn tìm kiếm những phương thuốc từ tự nhiên. Dưới đây, Boldsky sẽ chia sẻ cho bạn một công thức pha chế nước uống giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị tới 8 loại bệnh thông thường. Thành phần Gừng - ½ muỗng canh Củ nghệ - 1 muỗng canh Quế - 1 muỗng cà phê Sữa - ½ chén Mật ong - 1 muỗng cà phê Phương pháp Cho các thành phần trên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này vào nồi rồi đun sôi. Đổ hỗn hợp ra cốc và sử dụng khi còn ấm. Tác dụng Loại nước này có nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nó giúp chữa trị nhiều bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Dưới đây là 8 bệnh sẽ được điều trị nhờ loại nước đơn giản, dễ làm này. - Béo phì: Gừng và nghệ có trong đồ uống này có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và tăng khả năng đốt cháy chất béo, giúp đỡ trong việc giảm cân. - Đầy hơi: Hỗn hợp này làm giảm đầy hơi và khí trong dạ dày bằng cách trung hòa các axit, từ đó giảm bớt độ axit trong dạ dày. - Miễn dịch yếu: Nghệ và gừng có trong thức uống có thể làm tăng khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và tăng khả năng miễn dịch do đó ngăn chặn hiệu quả các loại bệnh thông thường. - Đau khớp: Thức uống này có đặc tính chống viêm, nó hoạt động trên các khớp và cơ bắp giúp giảm viêm và sưng, do đó làm giảm đau. - Cúm: Nghệ và gừng có trong đồ uống này có tính chất kháng khuẩn có thể giết chết các vi khuẩn gây bệnh và virus, do đó ngăn chặn bệnh cúm và các triệu chứng của cúm như sốt, ho và cảm lạnh. - Viêm họng: Đồ uống này cũng giúp làm giảm đau cổ họng bằng cách giảm kích ứng và ho, loại bỏ tắc nghẽn trong cổ họng của bạn. - Làn da xỉn màu: Củ nghệ và gừng có thể nuôi dưỡng các tế bào da của bạn từ bên trong và cải thiện độ đàn hồi của làn da, đem lại cho bạn một làn da rạng rỡ. - Loãng xương: Nhờ có sữa, thức uống này rất giàu canxi và vitamin giúp tăng cường xương do đó làm giảm sự xuất hiện các rối loạn như đau khớp, loãng xương,... Lê Nga

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Cha đẻ thương hiệu sữa lên men Yakult

Mong muốn cải thiện sức khỏe của con người, bác sĩ Minoru Shirota Nhật Bản không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra công thức sữa uống lên men Yakult.

Minoru Shirota sinh vào tháng 4/1899 tại ngôi làng nhỏ nằm cạnh dòng sông Tenruyu ở phía Tây Nagano, Nhật Bản. Ngôi làng gắn bó với tuổi thơ của cậu bé Shirota vốn là một vùng quê nghèo khó do địa hình đồi núi bao bọc hiểm trở nên không thể trồng hoa màu. Tuy may mắn được nuôi dưỡng trong một gia đình khá giả làm nghề kinh doanh giấy và sản xuất tơ lụa, Shirota vẫn luôn trăn trở về những bạn trẻ đồng trang lứa phải đối mặt với nghèo đói, bệnh tật. Đó cũng là một phần lý do khiến chàng thanh niên luôn phấn đấu để trở thành một bác sĩ lành nghề và không ngừng nghiên cứu loại thuốc có thể đẩy lùi, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
cha-de-thuong-hieu-sua-len-men-yakult

Từ tháng 4/1921, Shirota tham gia nghiên cứu chuyên sâu tại Đại học Kyoto. Ông được biết đến như một vị giáo sư đáng kính được nhiều người yêu mến bởi cả sự hài hước lẫn thông minh. Khi có cơ hội giảng dạy trong lĩnh vực y tế, ông bắt đầu quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn về hệ vi sinh đường ruột và các vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho cơ thể người. Vị bác sĩ giàu lòng nhân ái không bao giờ quên nguồn cội của mình cũng như vùng quê nghèo đói nơi ông từng sinh trưởng. Đó là nơi đất đai khô cằn, trẻ con luôn thiếu ăn, ốm yếu, bệnh tật, còn những căn bệnh như kiết lỵ, sốt phát ban luôn là mối đe dọa thường trực đến tính mạng. Chính vì thế, Shirota luôn không ngừng tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn và cải thiện tình trạng này.
cha-de-thuong-hieu-sua-len-men-yakult-1

Sau nhiều nghiên cứu, Shirota gây bất ngờ với nhiều đồng nghiệp khác khi đề xuất ý tưởng dùng vi khuẩn chống lại vi khuẩn, "lấy độc trị độc". Với sự khích lệ từ các giáo sư, Shirota lại tiếp tục lao vào nghiên cứu, sàng lọc ra những chủng khuẩn axit lactic mạnh nhất và nuôi cấy chúng. Trong suốt 9 năm kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình, dù nhiều lần thất bại nhưng ông vẫn quyết tâm không bỏ cuộc. Cùng sự động viên của gia đình và đồng nghiệp, Giáo sư Shirota cuối cùng đã thành công khi trở thành người đầu tiên trên thế giới phân lập và nuôi cấy thành công chủng khuẩn axit lactic có khả năng kháng được dịch vị axit dạ dày và dịch mật vào năm 1930. Tin tưởng vào quan niệm "Y học phòng ngừa" - phòng bệnh hơn chữa bệnh, Shirota tiếp tục cùng các đồng sự phát triển một loại thức uống có hương vị thơm ngon, giá rẻ nhằm giúp mọi người đều có thể tận hưởng các tính năng có lợi từ chủng Lactobacillus casei Shirota. Từ đó lọ sữa uống lên men Yakult đầu tiên ra đời.
cha-de-thuong-hieu-sua-len-men-yakult-2

Tháng 2/1939, Trung tâm Nghiên cứu Shirota được thành lập tại Kyoto. Nhằm toàn tâm toàn ý phát triển yakult, Giáo sư Shirota đã tạm ngưng việc giảng dạy và đẩy mạnh việc mang sáng tạo của mình đến với nhiều người hơn. Cũng trong thời điểm này, nước Nhật đang ngập chìm trong chiến tranh, trẻ em lớn lên không có đủ thức ăn bởi nạn đói hoành hành khắp cả nước. Không quên mục đích ban đầu của mình, Giáo sư Minoru Shirota đã dồn hết tâm huyết của mình nhằm phát triển hoạt động kinh doanh theo thuyết Shirota: "Kiện trường trường thọ, y học phòng ngừa và chi phí hợp lý". Yakult nay đã có mặt trên 33 quốc gia và còn nhiều tiềm năng tiến xa hơn nữa trên thị trường thế giới. Mai Thương

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Sữa chua tốt cho sức khỏe như thế nào

Các vi khuẩn lên men trong sữa chua tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành thương tổn của da như sẹo do mụn nhọt, thương tích, tái tạo da mới, giữ da tươi tắn, giảm lão hóa.

sua-chua-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao

Sữa chua. Ảnh: News. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, sữa chua (yaourt) được sản xuất bằng quá trình vi khuẩn lên men sữa. Mọi loại sữa có thể dùng làm yaourt, trong đó sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur 80-90 độ C. Binh thường trong ruột già người có những vi khuẩn gây thối rữa sống nhờ những thức ăn chưa tiêu hóa hết và tạo ra những chất độc. Những chất độc này thấm qua thành ruột vào máu, tác động lên hệ thần kinh gây hiện tượng già trước tuổi. Khi ăn sữa chua, ta đưa vào cơ thể một số lượng vi khuẩn lactic. Qua nghiên cứu người ta thấy các vi khuẩn sữa chua có khả năng sống trong ruột người và có lợi cho cơ thể. Những vi khuẩn này phân giải lactoza thành axit lactic, làm thay đổi pH của môi trường ruột già, từ kiềm thích hợp với vi khuẩn gây thối rữa chuyển sang axit kìm hãm sự phát triển của chúng. Một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sữa chua từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Nhờ có vi khuẩn lactic, sữa chua có tác dụng chữa bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung cũng như giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh vặt gồm cảm lạnh, viêm mũi, ngăn ngừa; giảm các triệu chứng của một số bệnh đường ruột như khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày, táo bón… Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy và đặc biệt là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Đối với làn da, sữa chua là "mỹ phẩm" bảo vệ da từ bên trong. Yaourt chứa axit lactic có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn lên men trong sữa chua có thể tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành các thương tổn của da như sẹo do mụn nhọt, thương tích, đồng thời tái tạo da mới, giữ gìn cho làn da tươi tắn, hạn chế hiện tượng lão hóa. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ăn sữa chua hằng ngày giúp làn da tươi sáng, mịn màng và có độ đàn hồi cao. Trong sữa chua, người ta tìm thấy gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da. Các vitamin A, B, D… và chất khoáng trong sữa chua đóng vai trò quan trọng việc làm đẹp da. Canxi và sắt có nhiều trong sữa chua giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, cho làn da hồng hào, trẻ đẹp.

Uống nước như thế nào cho đúng cách

Uống nước ngay sau khi thức dậy, trước lúc tắm hay đi ngủ, sau bữa ăn... tốt cho sức khỏe tổng thể.

Mọi người được khuyên nên uống nhiều nước song ít có hướng dẫn nên uống vào thời gian nào. Theo các chuyên gia, bổ sung đủ nước cho cơ thể là tốt, song uống đúng thời điểm thì hiệu quả hơn. Boldsky chỉ ra những thời điểm nên uống nước để tốt hơn cho sức khỏe: Sáng sớm thức dậy Uống 2 ly nước ngay sau khi thức dậy giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng vào buổi sáng. Đây là thời điểm quan trọng cần bổ sung nước ngay sau một giấc ngủ dài. Trước và sau bữa ăn Các chuyên gia khuyên nên uống một ly nước trước và sau bữa ăn chính khoảng 30-40 phút. Việc này phục vụ hai mục đích là tốt cho tiêu hóa và kiềm chế sự thèm ăn của bạn. Trước khi tắm  Một số nghiên cứu cho rằng uống một ly nước trước khi tắm vòi sen có thể giảm thiểu huyết áp. Trước khi ngủ Theo các nhà khoa học, uống một ly nước trước khi ngủ được cho là làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Trước khi đi ra ngoài Hãy uống một ly nước trước khi bạn bước ra ngoài trời để giảm nguy cơ đột quỵ nắng do mất nước. Trước khi tập gym Chuyên gia khuyên nên uống đủ nước trước khi tham gia tập luyện với cường độ cao như nâng trọng lượng khoảng 30-40 phút. Nếu không tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn. Lê Nga

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Tại sao bố mẹ to, con lại thấp bé nhẹ cân

Không cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc dinh dưỡng thiếu hụt kéo dài nhiều ngày có thể khiến bé suy dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng.

Nghiên cứu về dinh dưỡng cấp quốc gia cho thấy trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày thường dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thấp còi và suy dinh dưỡng. Tình trạng này diễn tiến trong một thời gian nhất định có thể khiến trẻ thấp bé khi trưởng thành và tác động lâu dài đến quá trình phát triển trí não, giảm khả năng học tập và năng suất lao động, ghi nhớ, tăng rủi ro mắc bệnh mãn tính như tiểu đường và tim. Để theo dõi tình trạng sức khỏe của con, phụ huynh nên lưu ý cân nặng và chiều cao trẻ hàng tháng vào một ngày nhất định và so sánh với biểu đồ tăng trưởng. Bạn nên cân đo trên cùng một cân và cây thước. Điều này giúp chỉ số theo dõi chính xác nhất, lưu lại kết quả. Trẻ dưới 24 tháng đo chiều dài khi nằm; trên 2 tuổi đo khi đứng. Trường hợp cân nặng, chiều cao của bé không đạt mức trung bình, hoặc 3 tháng liền không tăng hoặc sút cân đều cần đi khám dinh dưỡng để được xác định và can thiệp kịp thời.
tai-sao-bo-me-to-con-lai-thap-be-nhe-can

Một số nguyên nhân khiến trẻ thấp bé nhẹ cân Sai lầm trong nuôi dưỡng: Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu hoặc bị cai sữa mẹ sớm, nuôi dưỡng không đúng phương pháp khi bé thiếu hoặc không có sữa mẹ. Cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), hoặc không biết cách cho con ăn thêm bột, rau, trái cây, đạm, đặc biệt là chất béo… ngoài những bữa bú mẹ sau 6 tháng. Không cho trẻ ăn đủ khi bị bệnh, kiêng cữ quá mức (chỉ cho ăn cháo muối hoặc cháo đường) kéo dài nhiều ngày làm trẻ thiếu dưỡng chất, dễ suy dinh dưỡng, chậm lành bệnh. Không đảm bảo vệ sinh, trẻ không được chủng ngừa theo lịch… nễn dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Do bệnh lý Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, sởi, tiêu chảy kéo dài… Trẻ mắc các bệnh lý như cường giáp, bỏng, phẫu thuật, chấn thương, bệnh lý có dùng corticoid làm tăng nhu cầu dinh dưỡng; các bệnh đường ruột làm mất chất dinh dưỡng; bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, suy tim, bệnh gan mạn… Do cơ địa đặc biệt Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (dị tật hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, bệnh lý nhiễm sắc thể)… Giải pháp Phụ huynh theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ, hạn chế những sai lầm trong nuôi dưỡng. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn dặm đúng cách, trẻ hết bú mẹ chọn sữa công thức phù hợp. Khi mẹ nghi ngờ con có nguy cơ thấp bé nhẹ cân hoặc thấp bé, có thể gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn đầy đủ. Tăng cường chế độ ăn giàu năng lượng, đủ dưỡng chất, cho ăn đặc hơn, chú ý cho đủ dầu mỡ vào bữa ăn, đảm bảo đủ rau, trái cây trong khẩu phần... Bác sĩ chuyên khoa 1 Ttrần Thị Minh Nguyệt
Phó chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood
tai-sao-bo-me-to-con-lai-thap-be-nhe-can-1

GrowPLUS+ dinh dưỡng hiệu quả dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên 2 tuổi. Sản phẩm giàu dinh dưỡng có công thức đột phá Weight Pro+ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: MCT, DHA, AA, Lysine, Kẽm, Selene, FOS/ Inulin, Vitamin nhóm A, B, C, E, Taurine, Choline... giúp kích thích ngon miệng, dễ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển trí não, giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, NutiFood còn có sản phẩm GrowPLUS+ giúp trẻ trên 2 tuổi tăng cân khoẻ mạnh. Công thức đột phá Weight Pro của GrowPLUS+ có các thành phần dinh dưỡng: giàu năng lượng, chất đạm, chất béo, Selen, Vitamin A, E, C, Lysin, kẽm, FOS/ Inulin, Vitamin nhóm B, giàu dinh dưỡng... giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ trẻ thoát khỏi tình trạng thiếu cân. Sản phẩm có cả dạng bột và dạng pha sẵn tiện lợi với chất lượng tương đương. Chất lượng được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý chất lượng ABS – QE Mỹ.

Người bệnh cao huyết áp nên ăn và kiêng gì

Người bị cao huyết áp nên ăn nhiều thịt nạc, cá, dầu thực vật và rau xanh, củ, quả, đậu, hạt; hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo.

nguoi-benh-cao-huyet-ap-nen-an-va-kieng-gi

Người cao huyết áp nên ăn nhiều rau củ. hạn chế chất béo, ngọt. Ảnh: News. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, bệnh cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ hai sau ung thư và cao nhất trong nh
óm 
các bệnh tim mạch. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ người mắc cao huyết áp chiếm 30% dân số th
ế gi

ới
Việc phát hiện và kiểm soát loại bệnh này còn rất hạn chế nên người ta gọi nó là "kẻ giết người thầm lặng". Nếu c
ó m

ột ch

ế 

đ

ộ 

ăn u

ống, sinh h

oạt l

ành m

ạnh, 
kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh v
ẫn c

ó s

ức kh

ỏe t

ốt 

v
à hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống. B
ác s

ĩ Nguy

ệt khuy

ên

b

ệnh nh

ân 
đã được thầy thuốc chẩn đoán xác định b
 cao huy
ết 

áp n

ên
 tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và gi
ữ nh

ịp 

đ

 sinh hoạt, ăn uống thích hợp. C
ụ th

ể trong th

ực 

đ

ơn h

àng ng

ày c

ần l

ưu 

ý 

đ

ảm b

ảo: 
- Chất đạm: Từ 0,8 đến 1 g protein cho một kg cân nặng. - Chất béo t
ừ 
25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương. - Chất bột đường từ 300 đến 320 g. - Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g. - Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau). - Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol t
ừ 
các loại thực phẩm. -  Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc v
à 
gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên. - Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực… - Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt l
à an t

oàn nh

ất
. C
ác lo

ại rau c

ủ t

t cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi 
ăn c

ần
 chậm r
ãi, 
nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối. Người bệnh cao huyết áp cũng cần đảm bảo thời lượng vận động hợp lý trong ngày. Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt nh
ờ t

ác d

ụng 
l
àm 
giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 
đ

ến 
5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên ng
ư

ời b

ệnh
 nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra. Tập hít thở sâu cũng rất tốt, đây là một thao tác rất đơn giản nhưng có tác dụng to lớn giúp bình ổn huyết áp. Hít thở sâu vừa có tác dụng giảm stress vừa tạo cơ hội cho người bệnh biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Mỗi người có thể dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở. Hít thở càng sâu càng tốt. Nếu có điều kiện hãy tham gia thêm một lớp học yoga. >> Xem thêm
50% người Việt trưởng thành bị bệnh tăng huyết áp
Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Làm sao nuôi hai bé sinh đôi không suy dinh dưỡng

Em có hai bé sinh đôi được 19 tháng, một cháu cân nặng 10,5 kg, cháu còn lại 10,2 kg. Xin hỏi các bé có bị suy dinh dưỡng không?

Em đang cho các bé uống sữa phù hợp với nhóm tuổi. Nghe nói độ tuổi này phải tập cho trẻ nhai mới tốt, nhưng ăn các món mềm như bún thì các cháu nuốt nhiều hơn nhai. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách để tập cho bé nhai tốt hơn. Xin cảm ơn. (Dung).
lam-sao-nuoi-hai-be-sinh-doi-khong-suy-dinh-duong

Ảnh minh họa: Health. Trả lời: Chào bạn, Rất tiếc bạn chưa cung cấp những chi tiết về chiều cao, giới tính nên bác sĩ không thể tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của các bé. Theo tôi, cân nặng của 2 cháu như hiện tại vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng nhẹ cân hơn trọng lượng trung bình của trẻ cùng lứa tuổi. Bình thường lứa tuổi này bé trai nặng 11,7 kg, bé gái 11 kg. Độ tuổi này cháu đang tập nhai, bạn có thể cho ăn cháo nguyên hạt hoặc cháo đặc. Nếu các bé đã mọc đủ răng hàm thì có thể ăn cơm nát. Về cơ bản, hàng ngày các cháu cần ăn 3 bữa chính đủ 4 nhóm thực phẩm và bổ sung thêm từ 2 đến 3 bữa phụ gồm sữa, trái cây, yaourt, phô mai, rau câu... Một khẩu phần ăn của bé cần có một chén cháo đặc hay cháo nguyên hạt nấu từ 30 g gạo, 2 muỗng canh thịt hoặc tôm, cua, cá băm nhuyễn (30 g), 2 muỗng canh rau củ quả băm nhuyễn (20 g), 2 muỗng canh dầu ăn (10 ml). Bạn có thể linh hoạt thay thế một chén cháo bằng 2/3 chén bún hoặc nửa chén phở, nui đã luộc. Chế độ ăn này cung cấp đủ dưỡng chất để bé phát triển toàn diện. Nếu muốn các cháu phát triển tốt hơn và tăng cân phù hợp với lứa tuổi, dùng thêm sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Bé lười ăn, bữa ăn hàng ngày không đủ năng lượng theo nhu cầu thì nên uống sữa dành cho trẻ biếng ăn. Thân ái. Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất

Phụ nữ nên ăn gì khi còn trẻ để tránh bị ung thư vú

Một nghiên cứu Mỹ chỉ ra ăn nhiều hoa quả như táo, chuối, nho mỗi ngày ngay từ khi còn trẻ giúp phái đẹp hạn chế 25% nguy cơ ung thư vú.

Trái cây, rau củ là thực phẩm chủ lực của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trước đây nhiều nghiên cứu đã ghi nhận người ăn thường xuyên thực phẩm tươi và hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn ít có nguy cơ ung thư. Giờ đây, các nhà khoa học chỉ ra ăn hoa quả ngay từ khi còn trẻ sẽ giúp phái đẹp hạn chế nguy cơ ung thư vú.
phu-nu-nen-an-gi-khi-con-tre-de-tranh-bi-ung-thu-vu

Ảnh: Health. Theo Health, nhà nghiên cứu Maryam Farvid từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cùng đồng nghiệp đã tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của thói quen ăn uống thời niên thiếu đến nguy cơ ung thư, dựa trên thông tin của 90.000 phụ nữ. Kết quả, những người ăn 3 phần hoa quả (khoảng 300-450 g) một ngày giảm 25% rủi ro ung thư vú so với người chỉ ăn nửa phần. Táo, chuối, nho có tác dụng chống lại ung thư vú đặc biệt mạnh mẽ nhờ giàu chất xơ và flavonoid. Bên cạnh đó, cải xoăn và cam giàu vitamin C cũng rất có lợi cho sức khỏe. "Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của thực phẩm đến sức khỏe tương lai", Farvid nói. "Đây cũng là thông điệp gửi đến nhà trường để cung cấp cho học sinh bữa ăn nhiều trái cây, rau củ".  Ngoài ra, công trình cũng cho thấy ăn hoa quả nguyên bã tốt hơn uống nước trái cây. Farvid cùng đồng nghiệp không tìm ra mối liên hệ nào giữa nước hoa quả và nguy cơ ung thư vú, có thể vì các chất chống ung thư thường tập trung ở phần xơ của trái cây, thứ đã bị bỏ đi khi ép nước.  Minh Nhật

Giải độc cơ thể bằng thảo dược

Nhiều loại cây cỏ như hoa cúc, hoàn ngọc, mía lau, mã đề... có tác dụng thải độc tố từ gan, thận, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tình trạng sử dụng chất cấm như thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi; các chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp... khiến thực phẩm bị ô nhiễm. Chúng tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có hơn nửa tỷ ca bệnh do ăn thực phẩm bẩn. Chúng có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau từ tiêu chảy đến ung thư. Tại Việt Nam, bệnh ung thư đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mỗi năm có khoảng 150.000 ca mắc mới và trên 75.000 trường hợp tử vong (gấp 7 lần số người tai nạn giao thông). Trước thực trạng này, việc tìm các giải pháp thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe trở thành mối lo chung của con người. Theo giới chuyên gia, quá trình giải độc sẽ giúp cơ thể tránh được bệnh tật, tích tụ độc tố và tái tạo khả năng tối ưu hóa sức khỏe. Bình thường, cơ thể có khả năng làm lành, cân bằng tự nhiên. Việc giải độc làm tăng khả năng của hệ thống này. Nếu không giải độc thường xuyên, có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chậm chạp, da kích ứng, dị ứng, nhiễm trùng nhẹ, có bọng mắt...
giai-doc-co-the-bang-thao-duoc

Cây hoàn ngọc. Trong dân gian, một số loại cây cỏ có thể dùng nấu thành trà giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc như cây hoàn ngọc, rễ cỏ tranh, cây mía lau, mã đề, râu bắp, hoa cúc… Trong đó, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Dùng hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ… Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, loại cây này có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon. Đặc biệt, rễ và lá cây hoàn ngọc hỗ trợ làm mát cơ thể, giải độc hữu hiệu. Theo Đông y, cây hoàn ngọc có tác dụng như châm cứu, làm khai thông huyệt đạo, lưu thông khí huyết, loại bỏ các loại bệnh tật tiềm ẩn nhờ cân bằng hài hòa âm dương trong cơ thể. Hiện nay, các nhà khoa học cũng công nhận loại cây này có hiệu quả với nhiều chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm, tiểu đường, huyết áp, u bướu… Đặc biệt, nó có khả năng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kháng nấm phổ rộng... Có thể sử dụng cây hoàn ngọc kết hợp hoa cúc như một loại thức uống hàng ngày để phòng bệnh, bảo vệ gan, thận, tim mạch, giúp ăn ngủ tốt, cải thiện chức năng do rối loạn bài tiết, bổ sung dinh dưỡng tự nhiên, tăng cường khả năng miễn dịch. Mai Thương
giai-doc-co-the-bang-thao-duoc-1

Thực phẩm chức năng Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh giúp nâng cao thể lực, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng, ngăn ngừa và giảm thiểu ô xy hóa tế bào, tăng cường tiêu hóa. Liên lạc 0663.621121, 083.7030298, 0982.339815. Website tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bí kíp giúp trẻ cao thêm sau mỗi đêm

Có 3 yếu tố quan trọng cần thực hiện mỗi ngày để giúp trẻ cao lớn: Dinh dưỡng đúng, vận động hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc.

bi-kip-giup-tre-cao-them-sau-moi-dem

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất cho biết chiều cao của trẻ phát triển qua 3 giai đoạn quan trọng sau: - Bào thai: Nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bé sinh ra dài trung bình 50 cm, nặng 3 kg. - Dưới 3 tuổi: Trẻ tăng trung bình 25 cm trong năm đầu đời. Từ một đến 3 tuổi bé tăng thêm khoảng10 cm mỗi năm. - Tiền dậy thì và dậy thì (từ 8 đến 18 tuổi. Trẻ gái dậy thì sớm hơn bé trai từ một đến 2 năm). Chiều cao của các em tăng nhanh, đặc biệt từ một đến 2 năm trước khi có dấu hiệu dậy thì, chiều cao tăng vọt từ 8 đến 12 cm mỗi năm. Những giai đoạn khác, từ 4 đến 8 tuổi chiều cao tăng chậm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 5 đến 6 cm. Sau dậy thì, chiều cao tăng rất chậm, mỗi năm chỉ thêm từ một đến 2 cm hoặc không tăng. Theo bác sĩ Nhất, có 3 yếu tố quan trọng cần được thực hiện mỗi ngày để giúp trẻ cao lớn: - Dinh dưỡng đúng: Cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn phải bảo đảm đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng chiều cao là chất đạm, canxi, kẽm, sắt, Iốt, vitamin A, D, E… - Vận động hợp lý: Tùy theo độ tuổi trẻ mà có những bài tập và thời lượng thích hợp. Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ cao lớn, ngăn ngừa bệnh thừa cân béo phì, song hầu hết phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến điểm này. - Ngủ sớm, ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao được não bộ tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy trẻ con phải ngủ sớm trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi cần thời gian ngủ dài hơn, trung bình từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. - Dinh dưỡng: Nên ăn phối hợp, đa dạng với trên 20 thực phẩm mỗi ngày, đảm bảo đủ lượng chất đạm từ thịt cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Để trẻ cao khỏe, cần lưu ý bổ sung đủ nhu cầu canxi theo lứa tuổi bằng các loại thực phẩm giàu canxi như cá, hải sản, cua đồng, rạm, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu nành, đậu hũ. Ăn nhiều rau, trái cây. Uống đủ lượng nước hàng ngày bổ sung thêm sữa, phô mai, sữa chua, sữa đậu nành… Lưu ý: Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga, thực phẩm béo như thức ăn chiên rán, quay, nước hầm xương, nước luộc thịt... Nghiên cứu cho thấy bữa ăn không cân đối, nhiều chất đạm mà thiếu chất xơ hoặc ăn quá mặn đều cản trở sự hấp thu canxi khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra không nên dùng thường xuyên các loại thức ăn nhanh, thức ăn hè phố. Trẻ ở tuổi vị thành niên không nên tập uống rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, trà đặc vì đây là những thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển chiều cao của các em.

Bà bầu ăn gì để con cao khỏe, thông minh

Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, rau xanh, trái cây tươi…

ba-bau-an-gi-de-con-cao-khoe-thong-minh

Ảnh: Medicaldaily. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, cơ thể người phụ nữ khi mang bầu thường có những thay đổi lớn để phù hợp với thai kỳ. Việc bổ sung dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động và chuyển hóa bình thường của cơ thể mẹ đồng thời giúp thai nhi và các phần phụ bé phát triển hoàn chỉnh. Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ cũng giúp mẹ có đủ sữa cho con bú sau khi ra đời. Thực tế không phải người mẹ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những chị em lần đầu có con. Theo bác sĩ Nguyệt, về cơ bản để đứa trẻ sinh ra cao khỏe, thông minh, người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ cho tinh thần thoải mái cùng chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, không để bị stress. Riêng về chế độ dinh dưỡng, chị em cần đảm bảo khẩu phần nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển và các loại rau xanh, trái cây tươi. Bác sĩ nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng của trẻ nên được quan tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ chứ đừng đợi cho đến khi bé chào đời. Thực tế cho thấy bà mẹ trong trạng thái tốt về thể chất, được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết thì đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh, đủ cân và phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Ngược lại trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất, hạn chế phát triển tầm vóc… Lưu ý riêng trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng khoảng một g. Nếu người mẹ không có hiện tượng nghén thì chỉ cần đảm bảo mỗi ngày ăn 3 bữa và bổ sung thêm một chút thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Một số dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ này như axit folic, chất sắt và đừng quên uống nước thường xuyên. Từ khi đứa trẻ sinh ra, nguồn sữa mẹ cần phải được duy trì trong 6 tháng đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong nửa năm đầu ít bị bệnh nhiễm trùng hơn các bé bú sữa bình. Khi đã cứng cáp hơn, bé cần được cho ăn bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, kẽm, sắt… đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào các mô. Các dưỡng chất này có nhiều trong sữa mẹ, rau, củ, quả, thịt, cá, ánh nắng mặt trời và sữa. Dù vậy, bác sĩ khuyên thai phụ và sản phụ cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ và cân đối, không nên thiếu hay thừa dinh dưỡng đều không tốt cho cả mẹ và con.